Gợi ý những tên hay dành cho con trai gái theo họ Phạm
Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
1. Đặt tên cho con họ Phạm
Họ Phạm có 6 nét
Nên chọn đệm (chữ lót) đầu tiên sau Họ có số nét là: 1, 2, 5, 7, 9, 10, 11, 15
Lưu ý: các chữ có dấu thì mỗi dấu tính là một nét, vd: chữ “ồ” tính là 3 nét
Nên chọn các tên như: Thanh, Đức, Thái, Dương, Huân, Luyện, Nhật, Minh, Sáng, Huy, Quang, Đăng, Linh, Nam, Hùng, Hiệp, Huân, Lãm, Vĩ, Lê, Tùng, Đức, Nhân, Bách, Lâm, Quý, Quảng, Đông, Phương, Nam, Kỳ, Bình, Sơn, Ngọc, Bảo, Châu, Kiệt, Anh, Điền, Quân, Trung, Tự, Nghiêm, Hoàng, Thành, Kỳ, Kiên, Đại, Bằng, Công, Thông, Vĩnh, Giáp, Thạch, Hòa, Lập, Huấn, Long, Trường
Nên chọn các tên như: Thanh, Dương, Thu, Nhật, Minh, Hồng, Linh, Huyền, Dung, Ly, Yên, Lê, Mai, Đào, Trúc, Cúc, Quỳnh, Thảo, Liễu, Hương, Lan, Huệ, Sâm, Xuân, Trà, Hạnh, Thư, Phương, Chi, Bình, Ngọc, Châu, Bích, Trân, Anh, Diệu, San, Diệp, Hòa, Thảo, Khuê
2. Cách đặt tên cho con theo nghĩa Hán Việt
Về yếu tố giới tính
Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị cho con gái giúp người khác phân biệt được giới tính của con người ngay trong cái tên gọi. Đây là một quan niệm từ thời phong kiến, rằng con trai lo việc văn chương đèn sách, con gái thì đảm đang việc chợ búa, nội trợ.
Ngày nay, các tên đệm như “Văn” dành cho nam và “Thị” dành cho nữ ngày càng ít dùng bởi có thể họ chưa hiểu hết ỹ nghĩa của những tên đệm đó. Mặt khác, ngày nay đã hình thành nhiều xu hướng đặt tên con mới nghe rất hay và lạ. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của mỗi người mà chọn tên khác nhau cho con. Miễn sao đừng ngược giới tính khiến trẻ sau này phải chịu nhiều phiền hà, rắc rối.
Những cái tên thời nay đã thể hiện rõ nét tính phóng khoáng trong cách đặt tên. Nhìn lại sự biến động của tên gọi người Việt từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy một số cách đặt tên cũ gần như đã mất đi, thí dụ như cách đặt tên bằng những từ có âm thanh xa lạ, cách đặt tên bằng những từ chỉ các bộ phận cơ thể hay hoạt động sinh lý của con người, cách đặt tên bằng những từ chỉ dụng cụ sinh hoạt sản xuất hoặc các động vật… Duy chỉ có cách đặt tên vẫn còn duy trì được là đặt tên bằng từ Hán Việt có ý nghĩa tốt đẹp.
Cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp
Theo các bộ chữ
Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
Ví dụ:
Bộ Thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
Bộ Thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…
Bộ Mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
Bộ Kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
Bộ Hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…
Bộ Thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…
Bộ Ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…
Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.
Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm
Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.
Hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm
Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.
Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu
Ví dụ:
Tên cha: Trâm
Tên các con: Anh, Thế, Phiệt
Tên cha: Đài
Tên các con: Các, Phong, Lưu.
Tên cha: Kim
Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.
Theo ý chí, tính tình riêng
Ví dụ:
Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.
Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.
Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.
Đặt tên cho con trai gái theo họ Phạm 2017: 300 tên đẹp hay và ý nghĩa nhất phần 2
3. Tên hay cho con trai gái họ Phạm
Tên hay cho con trai
THIÊN ÂN – Con là ân huệ từ trời cao
GIA BẢO – Của để dành của bố mẹ đấy
THÀNH CÔNG – Mong con luôn đạt được mục đích
TRUNG DŨNG – Con là chàng trai dũng cảm và trung thành
THÁI DƯƠNG – Vầng mặt trời của bố mẹ
HẢI ĐĂNG – Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm
THÀNH ĐẠT – Mong con làm nên sự nghiệp
THÔNG ĐẠT – Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời
PHÚC ĐIỀN – Mong con luôn làm điều thiện
TÀI ĐỨC – Hãy là 1 chàng trai tài dức vẹn toàn
MẠNH HÙNG – Người đàn ông vạm vỡ
CHẤN HƯNG – Con ở đâu, nơi đó sẽ thịnh vượng hơn
BẢO KHÁNH – Con là chiếc chuông quý giá
KHANG KIỆN – Ba mẹ mong con sống bình yên và khoẻ mạnh
ĐĂNG KHOA – Con hãy thi đỗ trong mọi kỳ thi nhé
TUẤN KIỆT – Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ
THANH LIÊM – Con hãy sống trong sạch
HIỀN MINH – Mong con là người tài đức và sáng suốt
THIỆN NGÔN – Hãy nói những lời chân thật nhé con
THỤ NHÂN – Trồng người
MINH NHẬT – Con hãy là một mặt trời
NHÂN NGHĨA – Hãy biết yêu thương người khác nhé con
TRỌNG NGHĨA – Hãy quý trọng chữ nghĩa trong đời
TRUNG NGHĨA – Hai đức tính mà ba mẹ luôn mong con hãy giữ lấy
KHÔI NGUYÊN – Mong con luôn đỗ đầu
HẠO NHIÊN – Hãy sống ngay thẳng, chính trực
PHƯƠNG PHI – Con hãy trở thành người khoẻ mạnh, hào hiệp
THANH PHONG – Hãy là ngọn gió mát con nhé
HỮU PHƯỚC – Mong đường đời con phẳng lặng, nhiều may mắn
MINH QUÂN – Con sẽ luôn anh minh và công bằng
ĐÔNG QUÂN – Con là vị thần của mặt trời, của mùa xuân
SƠN QUÂN – Vị minh quân của núi rừng
TÙNG QUÂN – Con sẽ luôn là chỗ dựa của mọi người
ÁI QUỐC – Hãy yêu đất nước mình
THÁI SƠN – Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao
TRƯỜNG SƠN – Con là dải núi hùng vĩ, trường thành của đất nước
THIỆN TÂM – Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng
THẠCH TÙNG – Hãy sống vững chãi như cây thông đá
AN TƯỜNG – Con sẽ sống an nhàn, vui sướng
ANH THÁI – Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn
THANH THẾ – Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm
CHIẾN THẮNG – Con sẽ luôn tranh đấu và giành chiến thắng
TOÀN THẮNG – Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống
MINH TRIẾT – Mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế
ĐÌNH TRUNG – Con là điểm tựa của bố mẹ
KIẾN VĂN – Con là người có học thức và kinh nghiệm
NHÂN VĂN – Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa
KHÔI VĨ – Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ
QUANG VINH – Cuộc đời của con sẽ rực rỡ, vẻ vang
UY VŨ – Con có sức mạnh và uy tín
Tên hay cho con gái
Hoài An: cuộc sống của con sẽ mãi bình an
Huyền Anh: tinh anh, huyền diệu
Thùy Anh: con sẽ thùy mị, tinh anh.
Trung Anh: trung thực, anh minh
Tú Anh: xinh đẹp, tinh anh
Vàng Anh: tên một loài chim
Hạ Băng: tuyết giữa ngày hè
Lệ Băng: một khối băng đẹp
Tuyết Băng: băng giá
Yên Bằng: con sẽ luôn bình an
Ngọc Bích: viên ngọc quý màu xanh
Bảo Bình: bức bình phong quý
Khải Ca: khúc hát khải hoàn
Sơn Ca: con chim hót hay
Nguyệt Cát: kỷ niệm về ngày mồng một của tháng
Bảo Châu: hạt ngọc quý
Ly Châu: viên ngọc quý
Minh Châu: viên ngọc sáng
Hương Chi: cành thơm
Lan Chi: cỏ lan, cỏ chi, hoa lau
Liên Chi: cành sen
Mai Chi: cành mai
Phương Chi: cành hoa thơm
Quỳnh Chi: cành hoa quỳnh
Hiền Chung: hiền hậu, chung thủy
Hạc Cúc: tên một loài hoa
Nhật Dạ: ngày đêm
Quỳnh Dao: cây quỳnh, cành dao
Huyền Diệu: điều kỳ lạ
Kỳ Diệu: điều kỳ diệu
Vinh Diệu: vinh dự
Thụy Du: đi trong mơ
Vân Du: Rong chơi trong mây
Hạnh Dung: xinh đẹp, đức hạnh
Kiều Dung: vẻ đẹp yêu kiều
Từ Dung: dung mạo hiền từ
Thiên Duyên: duyên trời
Hải Dương: đại dương mênh mông
Hướng Dương: hướng về ánh mặt trời
Thùy Dương: cây thùy dương
Kim Đan: thuốc để tu luyện thành tiên
Minh Đan: màu đỏ lấp lánh
Yên Đan: màu đỏ xinh đẹp
Trúc Đào: tên một loài hoa
Hồng Đăng: ngọn đèn ánh đỏ
Hạ Giang: sông ở hạ lưu
Hồng Giang: dòng sông đỏ
Hương Giang: dòng sông Hương
Khánh Giang: dòng sông vui vẻ
Lam Giang: sông xanh hiền hòa
Lệ Giang: dòng sông xinh đẹp
Bảo Hà: sông lớn, hoa sen quý
Hoàng Hà: sông vàng
Linh Hà: dòng sông linh thiêng
Ngân Hà: dải ngân hà
Ngọc Hà: dòng sông ngọc
Vân Hà: mây trắng, ráng đỏ
Việt Hà: sông nước Việt Nam
An Hạ: mùa hè bình yên
Mai Hạ: hoa mai nở mùa hạ
Nhật Hạ: ánh nắng mùa hạ
Đức Hạnh: người sống đức hạnh
Tâm Hằng: luôn giữ được lòng mình
Thanh Hằng: trăng xanh
Thu Hằng: ánh trăng mùa thu
Diệu Hiền: hiền thục, nết na
Mai Hiền: đoá mai dịu dàng
Ánh Hoa: sắc màu của hoa
Kim Hoa: hoa bằng vàng
Hiền Hòa: hiền dịu, hòa đồng
Mỹ Hoàn: vẻ đẹp hoàn mỹ
Ánh Hồng: ánh sáng hồng
Diệu Huyền: điều tốt đẹp, diệu kỳ
Ngọc Huyền: viên ngọc đen
Đinh Hương: một loài hoa thơm
Quỳnh Hương: một loài hoa thơm
Thanh Hương: hương thơm trong sạch
Liên Hương: sen thơm
Giao Hưởng: bản hòa tấu
Uyển Khanh: một cái tên xinh xinh
An Khê: địa danh ở miền Trung
Song Kê: hai dòng suối
Mai Khôi: ngọc tốt
Ngọc Khuê: danh gia vọng tộc
Thục Khuê: tên một loại ngọc
Kim Khuyên: cái vòng bằng vàng
Vành Khuyên: tên loài chim
Bạch Kim: vàng trắng
Hoàng Kim: sáng chói, rạng rỡ
Thiên Kim: nghìn lạng vàng
Bích Lam: viên ngọc màu lam
Hiểu Lam: màu chàm hoặc ngôi chùa buổi sớm
Quỳnh Lam: loại ngọc màu xanh sẫm
Song Lam: màu xanh sóng đôi
Thiên Lam: màu lam của trời
Vy Lam: ngôi chùa nhỏ
Bảo Lan: hoa lan quý
Hoàng Lan: hoa lan vàng
Linh Lan: tên một loài hoa
Mai Lan: hoa mai và hoa lan
Ngọc Lan: hoa ngọc lan
Phong Lan: hoa phong lan
Tuyết Lan: lan trên tuyết
Ấu Lăng: cỏ ấu dưới nước
Trúc Lâm: rừng trúc
Tuệ Lâm: rừng trí tuệ
Tùng Lâm: rừng tùng
Tuyền Lâm: tên hồ nước ở Đà Lạt
Nhật Lệ: tên một dòng sông
Bạch Liên: sen trắng
Hồng Liên: sen hồng
Ái Linh: Tình yêu nhiệm màu
Gia Linh: sự linh thiêng của gia đình
Thảo Linh: sự linh thiêng của cây cỏ
Thủy Linh: sự linh thiêng của nước
Trúc Linh: cây trúc linh thiêng
Tùng Linh: cây tùng linh thiêng
Hương Ly: hương thơm quyến rũ
Lưu Ly: một loài hoa đẹp
Tú Ly: khả ái
Bạch Mai: hoa mai trắng
Ban Mai: bình minh
Chi Mai: cành mai
Hồng Mai: hoa mai đỏ
Ngọc Mai: hoa mai bằng ngọc
Nhật Mai: hoa mai ban ngày
Thanh Mai: quả mơ xanh
Yên Mai: hoa mai đẹp
Thanh Mẫn: sự sáng suốt của trí tuệ
Hoạ Mi: chim họa mi
Hải Miên: giấc ngủ của biển
Thụy Miên: giấc ngủ dài và sâu
Bình Minh: buổi sáng sớm
Tiểu My: bé nhỏ, đáng yêu
Trà My: một loài hoa đẹp
Duy Mỹ: chú trọng vào cái đẹp
Thiên Mỹ: sắc đẹp của trời
Thiện Mỹ: xinh đẹp và nhân ái
Hằng Nga: chị Hằng
Thiên Nga: chim thiên nga
Tố Nga: người con gái đẹp
Bích Ngân: dòng sông màu xanh
Kim Ngân: vàng bạc
Đông Nghi: dung mạo uy nghiêm
Phương Nghi: dáng điệu đẹp, thơm tho
Thảo Nghi: phong cách của cỏ
Bảo Ngọc: ngọc quý
Bích Ngọc: ngọc xanh
Khánh Ngọc: viên ngọc đẹp
Kim Ngọc: ngọc và vàng
Minh Ngọc: ngọc sáng
Thi Ngôn: lời thơ đẹp
Hoàng Nguyên: rạng rỡ, tinh khôi
Thảo Nguyên: đồng cỏ xanh
Ánh Nguyệt: ánh sáng của trăng
Dạ Nguyệt: ánh trăng
Minh Nguyệt: trăng sáng
Thủy Nguyệt: trăng soi đáy nước
An Nhàn: Cuộc sống nhàn hạ
Hồng Nhạn: tin tốt lành từ phương xa
Phi Nhạn: cánh nhạn bay
Mỹ Nhân: người đẹp
Gia Nhi: bé cưng của gia đình
Hiền Nhi: bé ngoan của gia đình
Phượng Nhi: chim phượng nhỏ
Thảo Nhi: người con hiếu thảo
Tuệ Nhi: cô gái thông tuệ
Uyên Nhi: bé xinh đẹp
Yên Nhi: ngọn khói nhỏ
Ý Nhi: nhỏ bé, đáng yêu
Di Nhiên: cái tự nhiên còn để lại
An Nhiên: thư thái, không ưu phiền
Thu Nhiên: mùa thu thư thái
Hạnh Nhơn: đức hạnh
Hoàng Oanh: chim oanh vàng
Kim Oanh: chim oanh vàng
Lâm Oanh: chim oanh của rừng
Song Oanh: hai con chim oanh
Vân Phi: mây bay
Thu Phong: gió mùa thu
Hải Phương: hương thơm của biển
Hoài Phương: nhớ về phương xa
Minh Phương: thơm tho, sáng sủa
Phương Phương: vừa xinh vừa thơm
Thanh Phương: vừa thơm tho, vừa trong sạch
Vân Phương: vẻ đẹp của mây
Nhật Phương: hoa của mặt trời
Trúc Quân: nữ hoàng của cây trúc
Nguyệt Quế: một loài hoa
Kim Quyên: chim quyên vàng
Lệ Quyên: chim quyên đẹp
Tố Quyên: Loài chim quyên trắng
Lê Quỳnh: đóa hoa thơm
Diễm Quỳnh: đoá hoa quỳnh
Khánh Quỳnh: nụ quỳnh
Đan Quỳnh: đóa quỳnh màu đỏ
Ngọc Quỳnh: đóa quỳnh màu ngọc
Tiểu Quỳnh: đóa quỳnh xinh xắn
Trúc Quỳnh: tên loài hoa
Hoàng Sa: cát vàng
Linh San: tên một loại hoa
Băng Tâm: tâm hồn trong sáng, tinh khiết
Đan Tâm: tấm lòng son sắt
Khải Tâm: tâm hồn khai sáng
Minh Tâm: tâm hồn luôn trong sáng
Phương Tâm: tấm lòng đức hạnh
Thục Tâm: một trái tim dịu dàng, nhân hậu
Tố Tâm: người có tâm hồn đẹp, thanh cao
Tuyết Tâm: tâm hồn trong trắng
Đan Thanh: nét vẽ đẹp
Đoan Thanh: người con gái đoan trang, hiền thục
Giang Thanh: dòng sông xanh
Hà Thanh: trong như nước sông
Thiên Thanh: trời xanh
Anh Thảo: tên một loài hoa
Diễm Thảo: loài cỏ hoang, rất đẹp
Hồng Bạch Thảo: tên một loài cỏ
Nguyên Thảo: cỏ dại mọc khắp cánh đồng
Như Thảo: tấm lòng tốt, thảo hiền
Phương Thảo: cỏ thơm
Thanh Thảo: cỏ xanh
Ngọc Thi: vần thơ ngọc
Giang Thiên: dòng sông trên trời
Hoa Thiên: bông hoa của trời
Thanh Thiên: trời xanh
Bảo Thoa: cây trâm quý
Bích Thoa: cây trâm màu ngọc bích
Huyền Thoại: như một huyền thoại
Kim Thông: cây thông vàng
Lệ Thu: mùa thu đẹp
Đan Thu: sắc thu đan nhau
Hồng Thu: mùa thu có sắc đỏ
Quế Thu: thu thơm
Thanh Thu: mùa thu xanh
Đơn Thuần: đơn giản
Đoan Trang: đoan trang, hiền dịu
Phương Thùy: thùy mị, nết na
Khánh Thủy: đầu nguồn
Thanh Thủy: trong xanh như nước của hồ
Thu Thủy: nước mùa thu
Xuân Thủy: nước mùa xuân
Hải Thụy: giấc ngủ bao la của biển
Diễm Thư: cô tiểu thư xinh đẹp
Hoàng Thư: quyển sách vàng
Thiên Thư: sách trời
Nhất Thương: bố mẹ yêu thương con nhất trên đời
Vân Thường: áo đẹp như mây
Cát Tiên: may mắn
Thảo Tiên: vị tiên của loài cỏ
Thủy Tiên: hoa thuỷ tiên
Đài Trang: cô gái có vẻ đẹp đài cát, kiêu sa
Hạnh Trang: người con gái đoan trang, tiết hạnh
Huyền Trang: người con gái nghiêm trang, huyền diệu
Phương Trang: trang nghiêm, thơm tho
Vân Trang: dáng dấp như mây
Yến Trang: dáng dấp như chim én
Hoa Tranh: hoa cỏ tranh
Đông Trà: hoa trà mùa đông
Khuê Trung: Phòng thơm của con gái
Bảo Trâm: cây trâm quý
Mỹ Trâm: cây trâm đẹp
Quỳnh Trâm: tên của một loài hoa tuyệt đẹp
Yến Trâm: một loài chim yến rất quý giá
Bảo Trân: vật quý
Lan Trúc: tên loài hoa
Tinh Tú: sáng chói
Đông Tuyền: dòng suối lặng lẽ trong mùa đông
Lam Tuyền: dòng suối xanh
Kim Tuyến: sợi chỉ bằng vàng
Cát Tường: luôn luôn may mắn
Bạch Tuyết: tuyết trắng
Kim Tuyết: tuyết màu vàng
Lâm Uyên: nơi sâu thăm thẳm trong khu rừng
Phương Uyên: điểm hẹn của tình yêu.
Lộc Uyển: vườn nai
Nguyệt Uyển: trăng trong vườn thượng uyển
Bạch Vân: đám mây trắng tinh khiết trên bầu trời
Thùy Vân: đám mây phiêu bồng
Thu Vọng: tiếng vọng mùa thu
Anh Vũ: tên một loài chim rất đẹp
Bảo Vy: vi diệu quý hóa
Đông Vy: hoa mùa đông
Tường Vy: hoa hồng dại
Tuyết Vy: sự kỳ diệu của băng tuyết
Diên Vỹ: hoa diên vỹ
Hoài Vỹ: sự vĩ đại của niềm mong nhớ
Mỹ Yến: con chim yến xinh đẹp
Ngọc Yến: loài chim quý
Leave a Reply